0971757616

0971 757 616
Hotline tư vấn 24/7


Ống nhựa vào cuộc đua mới

Ra mắt sản phẩm mới, tăng chiết khấu, mở rộng quy mô là những động thái gần đây của nhiều thương hiệu lớn trong ngành ống nhựa để giành thị phần trước sự lấn sân của doanh nghiệp ngoại đạo.

Thị trường ống nhựa của Việt Nam vẫn được biết đến với hai tên tuổi lớn là Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) và Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) đã trở nên sôi động hơn khi có thêm những tên tuổi mới như ống nhựa DEKKO, ống nhựa Hoa Sen, hay gần đây nhất là thương hiệu ống nhựa Stroman của Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Vốn nổi tiếng với dòng sản phẩm inox, nhưng khi thị trường sản phẩm này bị bão hòa và nhận thấy thị trường nhựa còn rất tiềm năng - dự báo đạt 45 kg/người/năm vào năm 2020 như dự báo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Tân Á Đại Thành đã quyết định lấn sân. Đáng chú ý, Nhà máy Stroman Hưng Yên vừa khánh thành giữa tháng 5/2016 chỉ là khởi đầu chuỗi các nhà máy nhựa Stroman của Tân Á Đại Thành.

Có sản lượng giai đoạn I khoảng 20.000 tấn/năm và gia nhập thị trường qua hệ thống phân phối gồm 20 tổng kho tại miền Bắc và miền Trung, Nhà máy Stromen Hưng Yên có kế hoạch hoàn thành giai đoạn II vào năm 2017, với tổng công suất đạt 70.000 tấn/năm và phân phối qua 36 tổng kho đặt tại 36 tỉnh, thành ở miền Bắc và miền Trung. Tổng vốn đầu tư sau hai giai đoạn lên đến 70 triệu USD cho thấy quyết tâm của Tân Á Đại Thành.

Cũng trong tháng 5/2016, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phúc Hà đã khánh thành Nhà máy sản xuất Ống và Phụ kiện nhựa PPR, uPVC, HDPE thương hiệu DEKKO tại Hưng Yên. Nhà máy thứ 2 của thương hiệu DEKKO này có công suất giai đoạn I là 33.000 tấn/năm và giai đoạn II là 132.000 tấn/năm, sử dụng dây chuyền hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ Áo và CHLB Đức, có tổng vốn đầu tư toàn bộ là 55 triệu USD.

“Nhà máy mới vào vận hành giúp nâng năng lực sản xuất ống và các loại phụ kiện nhựa lên gấp 3 lần so với trước”, ông Nguyễn Văn Phúc, Tổng giám đốc Nhà máy nhựa Phúc Hà cho biết.

Ưu thế sản phẩm mới

Điểm chung của cả “kẻ mới” lẫn “người cũ” đã quen tên là các dây chuyền sản xuất đều được nhập khẩu đồng bộ và có xuất xứ châu Âu, chất lượng tương đương nhau và đa dạng về sản phẩm. Bởi vậy, câu chuyện tìm điểm nhấn để có lợi thế trên thị trường phụ thuộc vào sự sáng tạo và chiến lược riêng của các doanh nghiệp.

Trong khi hai thương hiệu Stroman và DEKKO đang tập trung mở rộng quy mô sản xuất để chiếm lĩnh thị trường miền Bắc và “Trung tiến”, thì MBP cũng đã đưa Nhà máy tại Long An công suất 5.000 tấn phụ tùng nhựa/năm vào hoạt động cuối năm 2015 và sẽ hoàn tất đầu tư giai đoạn II vào năm 2017 với quy mô vốn 600 tỷ đồng. Như vậy, thương hiệu này cũng có 4 nhà máy đặt tại Hưng Yên, Bình Dương, Long An, TP. HCM.

Về phía NTP, không chỉ hoàn tất đầu tư và mở rộng quy mô với các nhà máy ở Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương và tại Lào, NTP còn nhanh chân hơn các đối thủ khi đã hoàn thiện việc đầu tư dây chuyền và sản xuất thành công sản phẩm HDPE DN 2000. Tính đến thời điểm này, đây là sản phẩm ống nhựa có đường kính lớn nhất Việt Nam và châu Á, được NTP sản xuất, phục vụ cho các công trình trọng điểm về cấp thoát nước. “Là dòng sản phẩm có độ bền cao, không bị ăn mòn và gỉ sét bởi các loại hóa chất, không bị lão hóa bởi nhiệt độ và tia cực tím, chịu được độ va đập rất tốt, có độ uốn dẻo, chịu được tải trọng cao, nên NTP kỳ vọng đây sẽ là sản phẩm đem lại doanh thu tốt”. Ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch HĐQT của NTP khẳng định.

Cùng với dòng sản phẩm này, NTP còn cho ra mắt một loạt các sản phẩm đã được công ty cải tiến về kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử dụng như ống M-PVC có khả năng chịu va đập vượt trội so với ống U.PVC truyền thống, tuổi thọ cao đến 50 năm, hay ống PP/HDPE hai lớp gân sóng được sản xuất với nguyên liệu đầu vào là PP/PE với kết cấu 2 lớp giúp ống đạt độ cứng cao hay ống PPR 2 lớp chống tia UV.

NTP đang dẫn đầu khi chiếm 29% thị phần ống nhựa cả nước, riêng ở miền Bắc là 60% thị phần, với tổng lượng tiêu thụ đạt gần 71.000 tấn và doanh thu thuần là 3.556 tỷ đồng trong năm 2015. Còn BMP cũng không lùi quá xa với các con số tương ứng là 67.857 tấn và 2.970 tỷ đồng.

Hiện cũng có nhiều đồn đoán NTP và BMP sẽ về chung một nhà bởi có chung các cổ đông lớn là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Nawaplastic Industries (Thái Lan).

Tuy nhiên, ông Phúc cũng khẳng định, sẽ đưa NTP trở thành một tập đoàn mạnh của ngành nhựa Việt Nam trong tương lai gần. Còn về phía MBP, mục tiêu nâng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% (hiện là 48,99%) đã được xác định trong Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên năm 2016.

                                                                                                                                                    Nguồn: www.baodautu.vn

231
Tin cùng loại

Doanh nghiệp quốc tế quan tâm ngành nhựa Việt Nam

Xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định và được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển. Điều này dẫn đến các nhà cung cấp máy móc, thiết bị của ngành trên thế giới tăng cường sự hiện diện ở thị trường trong nước

Môi trường - Thách thức lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam

Việc chính phủ tăng cường các giải pháp để bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa, đặc biệt là lĩnh vực nhựa tái chế.

Giải bài toán nguyên liệu cho ngành nhựa

Mục tiêu trở thành ngành kinh tế mạnh theo qui hoạch đến 2020 và tầm nhìn 2025 đối với ngành công nghiệp nhựa đang gặp rất nhiều thách thức khi nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn phải nhập khẩu 80%.